Dấu hiệu, cách chăm sóc và phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ
Bệnh tay chân miệng là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, bệnh gây nhiều khó chịu cho trẻ khiến trẻ quấy khóc. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh nhưng hiện rất nhiều bậc cha mẹ chưa có kiến thức về bệnh này để phòng ngừa, phát hiện và chăm sóc trẻ đúng cách. Sau đây, cùng tìm hiểu dấu hiệu, cách chăm sóc và phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ nhé.
Tay chân miệng là bệnh gì?
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do Enterovirus gây ra (Enterovirus có nhiều dạng khác nhau như Coxsackievirus, Echovirus,…). Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là do virus Coxsackievirus A16, đây là thể bệnh nhẹ, dễ lây lan và bệnh nhân sẽ phục hồi trong khoảng 7-10 ngày mà không cần điều trị chuyên sâu.
Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng
Kể từ khi trẻ tiếp xúc với mầm bệnh, phải mất khoảng 3 – 6 ngày để những triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Giai đoạn này được gọi là thời kỳ ủ bệnh.
1. Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng giai đoạn khởi phát
Trẻ sẽ bắt đầu sốt, đau họng và chảy nước mũi, giống như biểu hiện cảm lạnh thông thường nhưng sau đó sẽ phát ban với các mụn nước nhỏ xuất hiện ở:
- Trong miệng như bên trong má, nướu, một bên lưỡi, môi trên
- Ngón tay
- Lòng bàn tay
- Lòng bàn chân
- Mông
Lưu ý, mụn nước có thể xuất hiện ở một, một vài hoặc tất cả các vị trí này trên cơ thể. Ngón tay và ngón chân có thể bị lột da sau 1–2 tuần nhưng điều này không có gì nghiêm trọng.
Các triệu chứng bệnh nặng nhất trong vài ngày đầu nhưng thường sẽ hết hoàn toàn trong vòng một tuần.
Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng mà bạn mô tả cũng như nhìn và đánh giá tình trạng vết loét hay nốt phát ban mụn nước để chẩn đoán trẻ có mắc bệnh tay chân miệng hay không. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu dịch từ cổ họng trẻ để làm các xét nghiệm cần thiết.
2. Dấu hiệu trẻ bị bệnh tay chân miệng nặng
Bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời, nhưng dấu hiệu nào để biết đưa trẻ đi nhập viện đúng lúc?
Khi thấy trẻ bị tay chân miệng, vố mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sốt càng tốt để xem mức độ bệnh để đưa ra hướng điều trị kịp thời. Cần lưu ý những dấu hiệu bệnh đã qua giai đoạn tiến triển nặng dưới đây:
2.1 Hay giật mình
Giai đoạn này là dấu hiệu bị nhiễm độc thần kinh. Bố mẹ cần quan sát kỹ xem tần suất trẻ bị giật mình nhiều hay không ngay cả khi trẻ trong môi trường vui chơi.
2.2 Sốt cao không hạ
Trẻ có thể sốt đến 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không có tác dụng khi sử dụng thuốc paracetamol. Tình trạng này cảnh báo trẻ dễ bị nhiễm độc thần kinh, cần sử dụng 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuproden theo chỉ định của bác sĩ.
2.3 Quấy khóc liên tục
Quấy khóc cả đêm hoặc ngủ từ 15- 20 phút lại dậy và quấy liên tục. Điều này có thể nói trẻ bị khóc vì bị đau ở các nốt lở loét trong miệng. Nhưng trường hợp này bắt đầu cho nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách
Việc chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng đúng cách giúp tránh đi các biến chứng nguy hiểm về sau. Với việc trẻ chỉ bị tay chân miệng ở thể nhẹ, chỉ bị mụn nước hoặc loét miệng thì bố mẹ có thể theo dõi hoặc điều trị tại nhà:
- Chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol, còn lại tất cả các loại thuốc khác phải do bác sĩ kê đơn. Bổ sung cho trẻ khi thấy bé bị sốt cao và bị mất nước.
- Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng bằng dung dịch sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối loãng.
- Cho trẻ uống nhiều nước mát và thức ăn dễ tiêu hóa. Đặc biệt không cho trẻ ăn uống đồ cay nóng, có vị chua cay, ngậm vú nhựa, ăn thức ăn thô cứng.
- Cách ly trẻ bị bênh tay chân miệng với các trẻ khác trong nhà.
- Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, cần phải tắm rửa vệ sinh nhẹ nhàng cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh bị tình trạng nhiễm khuẩn.
- Các thương tổn ngoài da của trẻ do phát ban, bỏng nước có thể bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
Phòng tránh trẻ bị tay chân miệng
Hiện nay không có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh tay chân miệng, vậy nên khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng bạn cần làm 7 việc sau:
- Người lớn khi chăm sóc trẻ nên mang khẩu trang y tế và rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với trẻ bị bênh.
- Mỗi ngày nên tắm rửa và vệ sinh thân thể cho trẻ bằng xà phòng và nước sạch.
- Khuyến khích trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng theo hướng dẫn 6 bước rửa tay của Bộ Y tế
- Quần áo, tã lót của trẻ nên được ngâm dung dịch sát khuẩn Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt.
- Vật dụng cá nhân của trẻ bị chân tay miệng như: đồ chơi, bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.
- Phòng nơi trẻ sinh hoạt cần thông thoáng, đủ dưỡng khí nhất là sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ thường xuyên bằng các dung dịch khử khuẩn nhằm tạo điều kiện sạch sẽ và an toàn cho trẻ khi sinh hoạt và chơi đùa.
Các loại thuốc cho trẻ bị tay chân miệng
Chỉ sử dụng các loại thuốc hạ sốt và giảm đau do bác sĩ kê toa (thường sử dụng paracetamol, ibuprofen,…). Nếu trẻ sốt cao cần bổ sung đủ nước cho trẻ để hạ sốt. Bổ sung nước bằng cách cho trẻ uống dung dịch muối đường (ORS) hoặc mua dung dịch ORS đóng gói sẵn như Pedialyte®, Infalyte®, và Naturalyte®.
Điều trị sốt và loét miệng
Điều trị loét miệng: Sử dụng dung dịch glycerin borat để lau sạch miệng trước và sau khi ăn. Gel rơ miệng(kamistad, zyttee…) có tác dụng giảm đau và sát khuẩn để trẻ ăn uống dễ dàng hơn.
Khi trẻ sốt, loét miệng có thể bổ sung vitamin C, kém…
Bổ sung đủ nước: cho trẻ uống thêm dung dịch điện giải.
Hạ nhiệt: khi trẻ sốt cao đến 38 độ có thể dùng thuốc hạ nhiệt paracetamol.
Khi thấy có dấu hiệu ảnh hưởng đến não
Dùng kháng sinh: Cefotaxim hoặc ceftriaxon để điều trị viêm màng não do vi khuẩn.
Cần sử dụng thuốc chống co giật: phenobarbital.
Điều chỉnh rối loạn nước, điển giải, thăng bằng kiềm toan, đường máu, theo dõi sát mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, tri giác, SpO2
- Suy hô hấp, truy tim
- Điều trị sốc, dùng kháng sinh
- Điều trị hô hấp: thông đường thở, thở oxy, điều chỉnh rối loạn kiềm – toan (nếu có )
Thêm vào đối với trường hợp bị biến chứng thần kinh, rối loạn đi tri giác có thể điều trị bằng gammaglobulin trong 6-8h, liên tục 2 ngày liên tiếp. Tuy nhiên cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?
Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ có thể khó chịu trong người và không thể ăn hay nuốt như bình thường.
Việc nắm rõ thông tin trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì sẽ giúp các mẹ lên thực đơn cho bé hiệu quả, vì vậy trẻ sẽ ăn nhiều hơn.
Trứng
Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, các vết loét trong miệng và tình trạng viêm họng khiến trẻ không thể ăn uống được nhiều.
Tuy nhiên, cơ thể vẫn cần năng lượng và chất dinh dưỡng để giúp trẻ mau phục hồi sức khỏe. Một trong những thực phẩm có thể bổ sung nhiều năng lượng cho bé chính là trứng.
Trứng có nhiều protein, sắt, vitamin và khoáng chất. Để giúp trẻ không ngán, bạn có thể chế biến đa dạng với món trứng, chẳng hạn như trứng luộc, trứng ốp-la, trứng bác và trứng hấp.
Súp
Các món súp vừa dễ tiêu hóa vừa dễ nuốt sẽ giúp trẻ ăn được dù đang có vết loét hoặc đau họng. Các món súp cũng cung cấp đủ năng lượng để cho trẻ hoạt động trong ngày.
Đu đủ
Đu đủ là loại trái cây rất phổ biến ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm mua đu đủ vào bất cứ mùa nào trong năm.
Loại trái cây này không chỉ dễ ăn mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và giảm căng thẳng. Do đó, trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi bệnh.
Dưa hấu
Theo các nghiên cứu, đối với những trẻ mắc bệnh tay chân miệng, việc dùng những thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp phòng ngừa loét miệng.
Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý rằng những loại trái cây nhiều axit như cam, kiwi hoặc cà chua có thể khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Thay vào đó, bạn có thể cho trẻ ăn những quả mọng, dưa hấu để phòng ngừa viêm loét miệng. Dưa hấu có chứa nhiều hợp chất phenolic như flavonoid, carotenoid và triterpenoid – những chất chống viêm nhiễm hiệu quả.
Khi chọn dưa hấu, bạn hãy chọn những quả vừa chín tới vì chúng có hàm lượng các hợp chất trên cao nhất.
Cháo
Món cháo đã trở thành “món ăn tiêu biểu” khi bị bệnh, đặc biệt khi chúng ta gặp khó khăn khi ăn hoặc nuốt.
Một tô cháo có thể cung cấp vừa đủ năng lượng cho trẻ hoạt động trong ngày. Tuy nhiên, món cháo trắng thường rất “vô vị” và khiến trẻ chán, không muốn ăn.
Do đó, bạn có thể nấu đa dạng các món cháo, như cháo yến mạch, cháo thịt bằm, cháo cá, cháo đậu đỏ… để trẻ cảm thấy hứng thú với món ăn nhé.
Đậu hũ
Đậu hũ thường mềm, dễ nuốt và được chế biến thành nhiều món đa dạng. Do đó, trẻ sẽ không cảm thấy ngán và không muốn ăn.
Ngoài ra, đậu hũ còn có nhiều protein và carbohydrate, giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Kem
Chắc hẳn bạn rất ngạc nhiên khi thấy kem xuất hiện trong danh sách “”. Thực tế, kem lạnh có thể giúp giảm các vết loét sưng đau trong miệng.
Tuy nhiên, bạn nên cho trẻ ăn kem vừa phải và tránh kem vị chocolate vì sẽ khiến tình trạng loét miệng nặng hơn.
Khoai tây nghiền
Khoai tây rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho sức khỏe của trẻ bị bệnh tay chân miệng.
Khoai tây có nhiều vitamin C, vitamin B6, magie, phốt pho, niacin (vitamin B3), axit pantothenic (vitamin B5) giúp phòng ngừa các vết loét miệng.
Để trẻ dễ ăn và nuốt hơn, bạn có thể nghiền nát hoặc hầm mềm khoai tây nhé.
Trẻ bị tay chân miệng không nên làm gì?
Thức ăn cứng, cay nóng
Khi bệnh bước vào giai đoạn nặng, các mụn nước sẽ xuất hiện ở bên trong má, nướu. Nếu bạn cho trẻ ăn thức ăn cứng hay cay nóng sẽ khiến trẻ bị đau, khó nuốt thức ăn, từ đó khiến trẻ sợ ăn và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ở giai đoạn này, nếu trẻ không muốn ăn thì bạn cũng không nên ép sẽ khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn.
Hạn chế cho trẻ gãi
Mụn nước làm cơ thể trẻ ngứa ngáy, khó chịu, vì vậy bạn nên hạn chế để trẻ gãi vào những vết này. Việc làm vỡ mụn nước có thể gây nhiễm trùng và có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra, việc gãi sẽ khiến vết loét lan rộng và có thể để lại vết sẹo thâm trên da.
Không cho trẻ dùng chung đồ chơi
Bạn tránh để trẻ dùng chung đồ chơi hay dụng cụ thức ăn với trẻ khác để tránh việc lây lan. Sau khi trẻ chơi xong, bạn hãy vệ sinh đồ chơi và đồ dùng của con bằng nước sôi hay dung dịch sát khuẩn nhé!
Không sát trùng bằng chanh hay muối
Chanh và muối có tác dụng làm sạch vết thương hiệu quả, tuy nhiên da trẻ mỏng và dễ tổn thương hơn người lớn, việc dùng chanh hay muối sẽ làm trẻ đau và xót. Ngoài ra, muối, chanh có thể khiến da trẻ tổn thương và để lại những vết sẹo xấu xí. Do đó, bạn tránh dùng chanh và muối để sát trùng vết lở loét trên da trẻ.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, hãy thực hiện đúng các hướng dẫn ở trên để giúp bé nhanh chóng hết bệnh và tránh lây lan sang các bé khác trong nhà.
Trên đây là dấu hiệu, cách chăm sóc và phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ. Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với các bạn.
Xem thêm: Phòng bệnh đường hô hấp mùa lạnh